Chào Bạn! Phòng khám Jimin đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí

[ad_1]

Mụn nước trên mặt: Nguyên nhân và cách điều trị cơ bản 

Da mặt là nơi cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương do những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng. Trong đó tác hại xấu mà làn da mặt có thể gặp phải đó là bệnh mụn nước trên mặt. Nếu tình trạng không được khắc phục kịp thời, có thể khiến làn da xấu xí,  lở loét, viêm da và để lại sẹo. Để khắc phục tình trạng này, mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách trị mụn nước trên mặt nhé! 

Mụn nước là gì? 

Mụn nước là một căn bệnh về da, thường xuất hiện ở tay, chân và da mặt với những nốt mụn nhỏ li ti. Bên trong mụn nước có chứa chất dịch màu trắng đục, khi mụn phát triển lớn hơn sẽ được gọi là bóng nước. 

Những người gặp vấn đề mụn nước trên da sẽ có dấu hiệu sốt, nóng trong, cơ thể nhức mỏi và làn da bắt đầu phát ban hột mụn. Bệnh này có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. 

Mụn nước phồng rộp Mụn nước phồng rộp
Mụn nước phồng rộp có màu trắng, da nổi mụn nước đỏ ngứa

Dấu hiệu của mụn nước trên mặt 

Dấu hiệu của mụn nước trên mặt đó là phần da nổi phồng rộp, tạo thành những nốt mụn nước trên da. Cấu tạo bên trong của mụn nước bao gồm mủ, máu và huyết thanh, chúng khá giống với bệnh phỏng nước trên da. Nhưng kích thước nhỏ hơn, khoảng chừng hạt gạo. Và mụn nước thuờng nổi đơn lẻ hoặc nổi mụn nước thành chùm dày đặc theo từng vùng da. 

Tình trạng mụn nước có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đa phần là nổi bọng nước ở chân, bắp tay, lưng và trên mặt nhiều nhất. Với những vùng da lên mụn nước đều có cảm giác ngứa ngáy, châm chích và đau rát xung quanh khu vực có mụn mọc. 

Mặt khác, đặc tính của mụn nước có màng da bao bọc khá mỏng, nên cực kỳ dễ vỡ khi có sự tác động mạnh lên chúng. Trường hợp các chất dịch vỡ ra, nếu không làm sạch kỹ càng thì có thể lây lan mụn sang vùng da khác hoặc nguy hiểm hơn là gây viêm nhiễm da. Khi miệng vỡ mụn nước khô lại sẽ có màu vàng nhạt và bắt đầu đóng vẩy. 

Dấu hiệu mụn nướcDấu hiệu mụn nước
Dấu hiệu mụn nước trên mặt

Nguyên nhân da nổi mụn nước trên mặt 

Không bảo vệ và chăm sóc da cẩn thận là nguyên nhân dẫn đến mụn nước trên mặt. Ngoài ra còn có nhiều tác nhân khác gây nên căn bệnh ngoài da này, cụ thể dưới đây. 

Kích ứng mỹ phẩm 

Da bị kích ứng mỹ phẩm vì sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và có chứa thành phần độc hại cho da. Đặc biệt là các sản phẩm kem trộn, rượu thuốc làm đẹp da chưa được kiểm chứng chất lượng an toàn và  bán tràn lan trên thị trường. Khi lạm dụng chúng có thể khiến làn da bị bào mòn, mỏng yếu do nhiễm hóa chất, dẫn đến mắc các loại mụn viêm, mụn sưng, mụn nước… 

Ngoài ra, việc dùng mỹ phẩm không thích ứng tốt với làn da cũng là nguyên nhân nổi mụn nước ở mặt. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hoặc do sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần hoạt chất mạnh như retinoil, BHA, vitamin C…da không thể thích ứng với các chất này và cũng có thể là cách sử dụng chăm sóc da của bạn sai cách. 

Da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm 

Làn da thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi, nước bẩn, hóa chất…là nguyên nhân dẫn đến mụn nước. Bên cạnh đó, thói quen chạm tay lên mặt, sử dụng chăn mềm, quần áo bẩn cọ sát lên da cũng tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, da bị kích ứng. Từ đó gây phát triển mụn nước và các loại mụn phổ biến khác. 

Nổi mụn nướcNổi mụn nước
Nổi mụn nước thành chùm dày đặc

Dị ứng thời tiết 

Vào những ngày nóng nực, làn da phải hứng chịu ánh nắng mặt trời nóng gắt và chứa nhiều tia UV gây hại cho làn da. Nếu để da tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài có thể khiến da bị bỏng rát, ửng đỏ và có nguy cơ nổi mụn nước nếu để da mặt phơi nắng thường xuyên mà không che chắn cẩn thận. 

Dị ứng thực phẩm 

Có một vài trường hợp lên mụn nước trên mặt do dị ứng thực phẩm. Ví dụ như ăn đồ cay nóng, sử dụng chất kích ứng khiến cơ thể nóng lên. Mặt khác, ăn phải thực phẩm phản ứng với cơ địa cũng gây ra tình trang dị ứng da sau khi ăn. 

Do mắc bệnh ngoài da 

Một số căn bệnh ngoài da như bệnh thủy đậu, bệnh zona…khi phát bệnh sẽ có chung dấu hiệu là hình thành nốt phỏng nước trên da. Những bệnh này khá nguy hiểm nên cần điều trị dứt điểm, tránh để mụn nước lan rộng và phồng to. Khi đó bệnh đã tới giai đoạn nặng. Đặc biệt đây là bệnh thường gặp ở trẻ em nhất, trẻ bị nổi mụn nước khắp người. 

Da mặt bị nổi mụn nướcDa mặt bị nổi mụn nước
Da mặt bị nổi mụn nước, mụn nước nhỏ trên mặt, nhiều ở vùng cằm

Cách điều trị mụn nước đơn giản 

Khi nhân mụn nước mới bắt đầu xuất hiện ở thể trạng nhẹ, thường sẽ tự khỏi nếu bạn có những biện pháp chăm sóc da đúng cách và vệ sinh làn da của mình sạch sẽ. Ngoài ra cần tuân thủ các cách trị mụn nước ở mặt được bác sĩ hướng dẫn dưới đây. Cách trị mụn nước ở tay cũng có thể áp dụng những điều này.

Vệ sinh, sát trùng da cẩn thận

Làm sạch da là cách đơn giản nhất giúp ngăn chặn mụn nước lan rộng và lặn nhanh. Quan trọng nhất, vệ sinh da cần thiết để làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn, dầu nhờn tích tụ trên da và quanh nốt mụn. 

Tuy nhiên mụn nước trên mặt khá khó vệ sinh, nếu chà sát quá mạnh có thể khiến mụn vỡ. Hơn nữa không nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa dính vào nốt mụn, như sữa rửa mặt, nước tẩy trang hoặc thậm chí là kem đánh răng có thể dính vào mụn nước ở môi gây sưng viêm, nhiễm trùng da. 

Theo đó, bạn nên vệ sinh và sát trùng da mặt bằng nước muối sinh lý. Dùng bông thấm nước thoa nhẹ nhang da và xung quanh mụn, tránh lau trực tiếp lên nốt mụn. Sau đó, tạt nước mát lên mặt để làm sạch da và làm dịu mụn nước. 

bảo vệ da mụn cẩn thận bảo vệ da mụn cẩn thận
Vệ sinh và bảo vệ da mụn cẩn thận

Bôi thuốc điều trị 

Sử dụng thuốc bôi điều trị mụn nước theo chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc bôi tại nhà. Hiện nay có nhiều sản phẩm thuốc bôi chấm lên nhân mụn mà bạn lựa chọn. 

Dưỡng ẩm da mặt 

Dưỡng ẩm da mặt sẽ giúp làm dịu da, bổ sung dưỡng chất để da mịn màng, khỏe mạnh và hồi phục nhanh chóng trong quá trình điều trị mụn nước. Để đảm bảo an toàn cho da, bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần tự nhiên, lành tính và không có chứa chất kích ứng da. 

Tham khảo: “Thực hư” cách điều trị mụn ẩn bằng mật ong từ thiên nhiên

Thăm khám bác sĩ 

Thường xuyên thăm khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe da mặt. Nếu da có những biểu hiện nổi mụn nước nhiều hơn, sưng phồng hơn thì nên tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Không nên chủ quan, tự điều trị ở nhà khiến mụn nước không thể lành mà còn nặng hơn. Ngoài ra, những đối tượng bị mụn nước kèm theo sốt, ớn lạnh, đau rát, sưng đỏ…thì cũng nên tới gặp bác sĩ để điều trị. 

mụn nước bị nặngmụn nước bị nặng
Thăm khám da liễu khi tình trạng mụn nước bị nặng

Xem thêm: Bật mí cách trị mụn trứng cá đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà 

Một số lưu ý khi điều trị mụn nước trên mặt 

Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị mụn nước trên mặt mà bạn cần biết sớm. 

  • Không nên sờ tay lên mặt, không nặn, cậy nhân mụn nước. 
  • Che chắn da cẩn thận khi da ngoài đường để tránh khỏi bụi, nắng nóng. 
  • Ăn uống thanh đạm, ưu tiền sử dụng nhiều rau củ, trái cây tươi. 
  • Hạn chế thức khuya và sử dụng thiết bị điện tử gây hại cho da. 
  • Uống nhiều nước để thanh lọc làn da và làm dịu mụn. 

Còn các vấn đề mụn mọc ở môi, nổi mụn nước ở vành tai, nổi mụn nước ở bắp chân, ngứa nổi bọng nước, trẻ nổi mụn nước khắp người sẽ được chia sẻ ở một bài viết khác. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi ở trên về nguyên nhân và cách điều trị mụn nước trên mặt. Hy vọng các bạn đã có thêm những thông ích hữu ích giúp điều trị căn bệnh ngoài da này nhanh chóng và dứt điểm nhé! 


Từ Khóa

  • bệnh phỏng nước
  • cách trị mụn nước ở mặt
  • cách trị mụn nước ở tay
  • da nổi mụn nước đỏ ngứa
  • lưng nổi mụn nước
  • mụn mọc ở môi
  • mụn nước nhỏ trên mặt
  • mụn nước trên mặt
  • ngứa nổi bọng nước
  • nổi bọng nước ở chân
  • nổi mụn nước ở bắp chân
  • nổi mụn nước ở mặt
  • nổi mụn nước ở vành tai
  • nổi mụn nước thành chùm
  • nốt phỏng nước trên da
  • nốt phồng nước trên da
  • trẻ bị nổi mụn nước khắp người
  • trẻ nổi mụn nước khắp người
[ad_2]

* Ghi chú: Các dịch vụ đại phẫu được thực hiện tại Phòng Khám Quốc Tế Jimin™