[ad_1]
U xương là gì? Các nguyên nhân, triệu chứng bạn nên biết
Khi người bệnh mắc bệnh u xương, họ có thể mất đi khả năng điều khiển thi thể và bị tàn phế. Vậy bệnh u ở xương là gì? Những loại u nào lành tính? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ra sao? Đừng lo lắng, tất cả sẽ được giải đáp một cách cụ thể và đầy đủ ngay tại bài viết này.
U xương là gì?
U xương hay bướu xương còn được gọi với tên tiếng Anh là Bone Cancer. Là một căn bệnh xảy ra khi có một khối u hoặc một khối mô bất thường nằm trong xương. Đây là một loại ung thư được liên kết từ 3 tế bào: tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương.
Thông thường, hầu hết trường hợp u đều là lành tính. Tuy khối u lành tính không được gọi là ung thư và không thể di căn. Tuy nhiên, nó vẫn làm ảnh hưởng đến xương và có thể làm suy yếu các vùng xương dễ tổn thương khi có va chạm.
Trong trường hợp u ác tính thì đó sẽ được gọi là ung thư xương. Khi đã gọi là ung thư xương thì bệnh hoàn toàn có thể di căn và làm tổn thương các mô đang bình thường.
Có một điều mà chúng ta cần lưu ý, bướu xương không bao gồm các loại ung thư khác trên cơ thể rồi di căn đến xương. Các loại ung thư sẽ được gọi theo đúng chính nơi mà nó bắt đầu như ung thư phổi, ung thư vú di căn đến xương.
Khối u có thể bắt đầu từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, các vị trí xương dài như xương đùi, xương chày, xương cánh tay. Hoặc các vị trí xương ngắn dẹt như xương bả vai, xương chậu là nơi thường xảy ra các dấu hiệu.
Nguyên nhân gây ung thư xương
Nguyên nhân bệnh ung thư xương đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, có một số yếu tố nhất định có thể góp phần gây ra. Hoặc làm tăng khả năng hình thành các khối u phát triển bất thường trong xương của mỗi người. Sau đây là các yếu tố có thể làm tăng khả năng gây ung thư xương:
- Do yếu tố di truyền: người thân trong gia đình có tiền sử bị ung thư, đặc biệt là những bệnh liên quan đến ung thư xương và ung thư sụn.
- Người đã từng được xạ trị và điều trị trong quá khứ.
- Do bệnh Paget: là một loại bệnh khiến xương bị gãy và phát triển lại với dấu hiệu bất thường.
- Quá khứ hoặc hiện tại có nhiều khối u trong sụn, là liên kết mô trong sương.
Những triệu chứng thường gặp khi bị ung thư xương
Với u lành tính, các triệu chứng ban đầu có thể xảy ra là:
- Thường bị đổ mồ hôi vào ban đêm
- Sốt
- Khối mô phát triển bất thường ở bất kỳ nơi nào đó trên cơ thể
- Có các cơn đau thường xuyên như đau mỏi chân tay, xương có cảm giác đau, vận động yếu hơn. Các triệu chứng này thường nghiêm trọng theo thời gian.
Các triệu chứng thường được phát triển theo giai đoạn của bệnh. Khi khối u phát triển lớn dần, có thể trở thành ung ác tính. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:
- Cảm giác đau trong xương tăng dần, tần suất đau liên tục, đau lan sang các vùng lân cận khác.
- Vị trí đau xương có dấu hiệu bị sưng tấy.
- Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi hoặc dấu hiệu sốt nhẹ.
- Sụt cân rõ rệt mà không rõ nguyên nhân.
- Xương dễ bị gãy.
- Sờ thấy khối hạch rắn chắc, cứng trong sương dài của các chi.
Khi khối ung thư phát triển, người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau. Những dấu hiệu đau vẫn là phổ biến nhất. Tuy nhiên, một số bệnh như loãng xương, gãy xương, viêm khớp, chấn thương có thể giống với các triệu chứng trên. Vì thế, để xác định đúng loại bệnh, bạn cần tiến hành đi khám để nhận được chẩn đoán chính xác nhất. Kịp thời phát hiện khối u và nhận được sự tư vấn của các y bác sĩ.
Nguy cơ nào dẫn có thể dẫn đến bệnh
Hầu như tất cả mọi người đều có nguy cơ bị bệnh u bướu xương. Một điều may mắn cho chính chúng ta chính là chỉ có 1% người mắc u ác tính. Tất cả các trường hợp chủ yếu đều lành tính. Tuy nhiên, các bệnh nhân mắc các bệnh ung thư khác có nguy cơ chuyển thành u ác tính do di căn.
Có thể bạn quan tâm: Laser Carbon là gì? Bí quyết trẻ hóa làn da nhờ công nghệ Laser Carbon tại Phòng Khám Jimin
Những loại u lành tính bạn nên biết
Hầu hết các trường hợp u đều là u lành tính, thường gặp ở trẻ em và ít bị di căn. Tuy nhiên, bệnh lý này vẫn gây nguy hiểm đến xương, gây một số tổn thương nhất định cho xương, làm xương trở nên suy yếu. Dưới đây là một số loại u lành tính thường gặp mà bạn nên tìm hiểu như sau.
U bướu xương sụn
U sụn là một trong những loại u lành tính thường gặp, chiếm ít nhất khoảng 45 % số người bị u. Khối u có khuynh hướng xuất hiện ở phần hành xương dài. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ghi nhận khối u xuất hiện ở các vị trí khác như cột sống, xương sườn. Hay u xương chân thường gặp ở phần dưới của xương đùi, u men xương hàm, khối u xương hàm trên, cổ tay, u ở phần đầu cánh tay. U sụn thường phát triển chậm.
Khi tiến hành chụp X – quang có thể thấy được hình ảnh nấm sụn có cuống, phát triển bắt bắt nguồn từ hành xương gần sụn, thường hướng nghiêng xa khớp. Khối u này sau tuổi trưởng thành hiếm khi phát rộng ra. Khi kích thước khối ngày càng lớn, phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị chủ yếu đối với những triệu chứng tại vị trí tổn thương do kích thước khối u lành tính gây nên.
Bướu xương sụn khi còn bẩm sinh có liên quan đến yếu tố di truyền. Bệnh thường phát triển chậm và có xu hướng khiến xương dài bị cong. Đối với khối u thứ thường phải được loại bỏ hoàn toàn. Số ít trường hợp có thể bị cắt bỏ chi.
U của xương nội sụn
U nội sụn là mổ loại u lành tính, chiếm khoảng 10% tỷ lệ cho cả nam lẫn nữ. Khối u này thường xuất hiện ở bàn tay, xương bàn tay, xương ngón tay, đầu trên xương ngón tay. U xương nội sụn thường xảy ra trong khoảng từ 10 tuổi – 70 tuổi, độ tuổi trung bình có thể mắc bệnh là 30 tuổi.
Khi chụp X – quang ta có thể thấy được các khối u nang gây tổn thương mở rộng đến thân xương đối xứng với xương dài, không có phản ứng màng xương. Các đốm canxi hóa trong nang thể hiện đặc trưng của loại u này. Đại thể hạt là những hạt xám cứng, có thấu quang.
Ung thư xương nội sụn thường phát triển khá chậm và ít gây gãy xương bệnh lý, tuy nhiên vẫn có thể gây đau cho người bệnh. Khối u ở xương đòn hoặc u ở nhưng xương nhỏ như xương bàn tay, có thể nhìn hoặc sờ thấy được. Điều trị u nội sụn bằng cách nạo lấy u hoặc ghép xương
Nang xương đơn độc
Nang xương đơn độc là loại khối u lành tính có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, có khả năng tự khỏi bệnh. Phần lớn thường gặp ở trẻ em từ 5 tuổi – 15 tuổi, tỷ lệ chênh lệch giữa nam/nữ là 3/2. Nang xương đơn độc khi bắt đầu không có nhiều triệu chứng cho đến khi gây gãy xương bệnh lý.
Khi tiến hành chụp X – quang có thể thấy nang xương có nhiều ngăn, đặc biệt là thấu quang, khối u thường phát triển ở phần đầu xương hoặc gần sụn. Lớp vỏ nang thường mỏng và không có phản ứng màng xương. Bệnh thường gây gãy xương bệnh lý ít hoặc không di lệch xương. Nang xương có chứa dịch như huyết thanh hoặc máu và có lớp vỏ mỏng.
Nang xương đơn độc gây ra nhiều tổn thương đa dạng, từ những tổn thương nhỏ cho tới tổn thương lớn. Những tổn thương này thường lan rộng theo đường kính của hành xương. Thông thường, phương pháp điều trị của nang xương đơn độc là nạo bỏ khối u hoặc ghép xương tự thân. Với phương pháp này, tỉ lệ tái phát lại có thể lên tới 20 – 50%. Đối với kỹ thuật cắt bỏ nang rộng rãi, bao gồm cả thành xương, có thể ghép xương hoặc không ghép xương. Tỉ lệ tái phát của phương pháp này là 5 – 9%, tuy nhiên phương pháp này ít được hiện hành.
Tổn thương do ung thư xương lành tính có thể phân loại để đánh giá nguy cơ tái phát bệnh. Nếu phần đầu trên của nang tiếp trục trực tiếp với tấm phát triển, nang này được phân loại là nang thể họat động. Nếu ngược lại, sẽ được gọi là nang phát triển âm thầm. Sau phẫu thuật, thể nang hoạt động có khả năng tái phát cao và có nguy cơ làm tổn thương tấm sụn phát triển.
Hiện nay, tiêm methylprednisolon – một phương pháp điều trị mới, có kết quả khả quan và tính an toàn cao hơn , với tỉ lệ tái phát là 5 – 10% và ít xảy ra biến chứng. Cần chờ đến khi gãy xương bệnh lý lành lại và tiến hành sinh thiết để kiểm tra kết quả sau phẫu thuật. Mặc dù khi thực hiện sinh thiết rất khó do có những tổn thương nhỏ, nhưng sẽ giúp phân biệt với tổn thương u độc.
U nguyên bào sụn
U nguyên bào sụn là u lành tính, rất hiếm gặp, thường chỉ xảy ra ở sụn phát triển trong giai đoạn đang đóng tấm phát triển. Sụn thường phát triển quanh gối và phần đầu xương cánh tay. U nguyên bào sụn gây đau lan vào khớp, có thể gây sưng, phù nề ngay tại vị trí bị tổn thương. Dẫn đến gây hạn chế vận động các khớp xương có liên quan.
Khi chụp X – quang ta có thể thấy được, u nguyên bào sụn gây hủy xương, tuy nhiên dù tấm phát triển đã đóng theo tuổi nhưng tổn thương vẫn không xâm lấn vượt qua tấm phát triển.
U bướu xương nguyên bào sụn phát triển lệch tâm ở hành xương, có các đường viền trong quá trình calci hóa khối u. Loại u lành tính này ít gây gãy xương bệnh lý và phản ứng màng xương. Đại thể là các mô mật độ sụn chứa gốc calci hóa. U nguyên bào sụn phát triển chậm và hiếm khi phát triển thành ung thư.
Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật nạo bỏ khối u và cấy ghép xương, thường tỉ lệ tái phát lại sẽ dao động từ 10 – 40%. Với những trường hợp tái phát lại, tiếp tục nạo khối u và cấy ghép xương. Không có chứng cứ xác mình, xạ trị hoặc hóa trị có tác dụng với u nguyên bào sụn.
Bài viết hay: “Bách khoa toàn thư” về đông y trị mụn đang rất HOT hiện nay
U bướu xương hàm
Hầu hết các trường hợp u của xương hàm đều là u lành tính. Khối u có thể xảy ra ở cả u xương hàm trên và u hàm dưới. Tuy là loại u lành tính nhưng nó rất nghiêm trọng, có thể gây biến dạng khuôn mặt.
U ở xương hàm được chia thành 2 loại: một loại là khối u bắt đầu từ bên trong xương hàm (loại này khá hiếm) và một loại bắt đầu từ bất cứ nơi nào trên cơ thể, khối u chính vỡ ra và di căn đến xương.
Ví dụ phổ biến nhất về loại ung thư thứ hai đó là u tiểu mô tế bào hình thành vảy trong miệng. Nói cách khác, một khối u bắt đầu từ các mô mềm trong miệng, một số tế bào của khối u vỡ ra di căn đến xương hàm và bắt đầu hình thành một khối u mới ở đó.
Các khối u hàm thường được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Tùy thuộc vào loại khối u, khu vực xương xung quanh để lấy đi khối u. Một số trường hợp cần can thiệp thêm phẫu thuật chỉnh hình.
Ngoài ra, xạ trị và hóa trị có thể sử dụng kết hợp với phẫu thuật khối u hàm. Phương pháp này, đôi khi sẽ được thực hiện trước bước phẫu thuật nhằm thu hẹp kích thước khối u. Đôi khi được sử dụng sau phẫu thuật để loại bỏ sạch các tế bào ung thư còn sót lại.
Điều trị u xương hiện nay ra sao?
Các bệnh lý ung thư hiện đang là một thử thách lớn đối với nền y học hiện đại, kể cả u ở xương. Trong thời đại mà nền y học phát triển, việc chẩn đoán và điều trị cũng đã được cải tiến. Tuy nhiên, bệnh ung thư vẫn phụ thuộc vào sự tuân thủ điều trị đến từ bệnh nhân.
Một khối u được đánh giá và chẩn đoán sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Ví dụ bệnh nhân có dấu hiệu, có các triệu chứng ở đầu mặt cổ, cần phải quan sát cả vùng đầu mặt. Nếu không khảo sát bao quát có thể làm bỏ sót các chi tiết như hình ảnh u khẩu cái.
Tùy vào loại khối u lành tính hay ác tính, vị trí khối u, giai đoạn khối u mà việc điều trị và tiên lượng sẽ khác nhau. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị u xương phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật: Khối u của bệnh nhân sẽ được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật. Mục đích của ca phẫu thuật là loại bỏ đi phần xương đã bị hủy hoại và tiến hành thay xương nếu được chỉ định.
- Hóa trị: Biện pháp hóa trị có thể hỗ trợ điều trị trong trường hợp khối u có dấu hiệu di căn ở nhiều vị trí trên cơ thể. Hoặc có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật.
- Xạ trị: tia xạ trị có thể giúp ngăn chặn sự phá hủy của các tế bào ung thư, đây là biện pháp điều trị được quan tâm nhất trong những năm gần đây.
Phần lớn các trường hợp u bướu xương lành tính đều được điều trị bằng phẫu thuật. Tiến hành hành phẫu thuật cắt bỏ u trong các trường hợp: u phát triển nhanh bất thường, đau(dễ ung thư hóa), u to chèn ép thần kinh, vận động của máu, hạn chế sự hoạt động của khớp, khối u ảnh hưởng thẩm mỹ.
Trên đây là tất cả những thông tin về ung thư xương mà Phòng Khám Jimin muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng đau nói trên bạn cần nên đi đến gặp bác sĩ để nhận được sự chuẩn đoán kịp thời. Tuy không phải gặp các triệu chứng đau trên đều là u xương nhưng để an toàn và nhận được sự điều trị kịp thời bạn nên đi khám bác sĩ. Tránh nguy cơ các khối u lành tính có thể chuyển thành ác tính.
Hy vọng bài viết trên có thể mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc dành cho bạn.
* Ghi chú: Các dịch vụ đại phẫu được thực hiện tại Phòng Khám Quốc Tế Jimin™